Nắng nóng khiến cơ thể mất nước, khi ra vào phòng bật điều hòa liên tục có thể gây co mạch đột ngột, cản trở lưu thông máu, tăng nguy cơ sốc nhiệt, đột quỵ.
Bạn đang xem: Bị sốc nhiệt điều hòa
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy Hậu, khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết sử dụng điều hòa không đúng cách như bật ở nhiệt độ thấp hơn nhiều so với nền nhiệt môi trường dễ khiến người dùng sốc nhiệt. Đây là tình trạng nhiệt độ cơ thể thay đổi từ nóng sang lạnh quá nhanh, gây ra những tác động bất lợi đến sức khỏe.
Nhiệt độ ở nơi có điều hòa như văn phòng hay trên ô tô chỉ nên chênh lệch với nhiệt độ môi trường bên ngoài 7-8 độ. Bất cứ ai cũng có thể bị sốc nhiệt khi có sự thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột. Cụ thể là người đang từ bên ngoài trời nóng đột ngột vào phòng lạnh, vừa tắm xong vào phòng điều hòa ngay, lên xuống ô tô khi nhiệt độ ngoài trời chênh lệch quá lớn so với điều hòa mở...
Người lao động làm việc lâu ngoài trời hoặc trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường thường có nguy cơ gặp tình trạng này cao hơn. Họ cũng dễ gặp biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.
Bác sĩ Hậu lý giải điều hòa không trực tiếp gây ra sốc nhiệt mà do thời tiết nắng nóng khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, bài tiết nhiều mồ hôi, gây mất nước, rối loạn điện giải. Ngồi trong phòng điều hòa liên tục với nhiệt độ thấp, khô cũng dễ mất nước.
Nếu không bổ sung đủ nước, máu có thể đặc, dính và lưu thông kém. Khi ra vào phòng bật điều hòa liên tục, nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột có thể gây co mạch đột ngột, cản trở lưu thông máu, tăng huyết áp, ảnh hưởng trung khu thần kinh. Các yếu tố này kết hợp với những vấn đề sức khỏe khác như béo phì, hàm lượng cholesterol trong máu cao... có thể hình thành cục máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu, đột quỵ.
Những biểu hiện ban đầu có thể xảy ra như da nóng, đỏ, khô, mạch nhanh. Sau đó có thể xuất hiện tình trạng sốt cao, từ 39 đến 40 độ, mệt mỏi, đau đầu, khó thở, thở gấp, chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, vã mồ hôi, trụy mạch, rối loạn ý thức như mê sảng, co giật, hôn mê...
Chênh lệch nhiệt độ còn dẫn đến viêm mũi dị ứng, khô mắt, khô họng. Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các siêu vi, vi trùng ngoại lai xâm nhập gây viêm đường hô hấp trên, khởi phát cơn hen suyễn.
V5Ta968h
Ww
Lvo
KRLBA" alt="*">
Người ở trong phòng bật điều hòa quá lạnh có nguy cơ sốc nhiệt khi ra vào phòng liên tục. Ảnh minh họa: Hải Âu
Bác sĩ Hậu khuyến cáo để tránh nguy cơ sốc nhiệt khi dùng điều hòa, các gia đình cần kiểm soát nhiệt độ phòng ở mức 25-28 độ C. Nếu vẫn cảm thấy chưa đủ mát nên sử dụng kèm quạt điện, quạt hơi nước... thay vì giảm nhiệt độ điều hòa quá thấp. Trẻ nhỏ nên chuyển sang chế độ quạt gió thông thường sau 2-3 giờ, tránh để nhiệt điều hòa liên tục trong thời gian dài.
Khi đi ngoài nắng về, mọi người cần sử dụng quạt gió trước khi bật điều hòa khoảng 10 phút. Vào phòng nên đứng giữa cửa, bật điều hòa ở nhiệt độ cao rồi hạ nhiệt độ dần dần. Tắt thiết bị này trước khi ra ngoài khoảng 20-30 phút và đứng trước cửa vài phút cho quen với môi trường xung quanh rồi mới ra ngoài.
Sau khi tắm xong, nên lau khô người và ngồi ở nhiệt độ phòng khoảng 10 phút trước khi vào phòng điều hòa để cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ lạnh.
Xem thêm: Tìm Hiểu Về Các Dòng Điều Hòa Panasonic Hiện Nay, Máy Lạnh Panasonic 1 Hp, 1
Không nên ở trong phòng điều hòa 24/24 vì làm tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp, khó thở do thiếu khí. Điều này làm giảm khả năng chịu nhiệt của cơ thể, khi phải tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao hoặc làm việc gắng sức dưới thời tiết nắng nóng dễ bị sốc nhiệt. Ban ngày tránh ngồi trong phòng điều hòa liên tục trong 4 giờ. Nên bố trí thời gian ra ngoài đi dạo, vận động để giải tỏa căng thẳng, tăng trao đổi khí khi nền nhiệt ngoài môi trường giảm.
Khi đi xe ô tô, mở cửa kính xe, khởi động xe bật quạt gió để thổi hết hơi nóng ra ngoài trong 5 phút trước khi bật điều hòa. Nhiệt độ lý tưởng trong ô tô khoảng 22-25 độ. Sử dụng thêm tấm phản chiếu nhiệt khi di chuyển để giảm tác động của nắng nóng lên nhiệt độ trên xe. Khi đỗ cần chọn nơi có bóng râm, mái che thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào xe làm tăng nhiệt độ.
Các gia đình nên vệ sinh điều hòa thường xuyên để tránh nguy cơ mắc bệnh hô hấp, tăng hiệu quả làm mát. Phòng sử dụng điều hòa vẫn nên mở cửa thường xuyên, lắp thêm quạt thông gió nhằm lưu thông không khí, tránh tình trạng thiếu khí, gây khó thở.
Mọi người nên uống nước ngay cả khi không cảm thấy khát. Người trưởng thành cần uống ít nhất 1,5-2 lít nước, chia làm nhiều lần trong ngày, có thể sử dụng nước lọc, nước trái cây, nước ép rau củ hoặc các loại nước chứa muối khoáng để bổ sung điện giải.
Thời tiết nắng nóng thay đổi vô cùng thất thường, cùng với thói quen sử dụng điều hòa 24/24 nên nhiều người dễ bị sốc nhiệt. Tình trạng này nếu không xử lý kịp thời có thể gây nguy hại tới sức khỏe.Thời tiết nắng nóng thay đổi vô cùng thất thường, cùng với thói quen sử dụng điều hòa 24/24 nên nhiều người dễ bị sốc nhiệt. Tình trạng này nếu không xử lý kịp thời có thể gây nguy hại tới sức khỏe.Sốc nhiệt dẫn đến hơn 600 trường hợp tử vong mỗi năm tại Hoa Kỳ. Nguy cơ tử vong thấp hơn 5% ở những người bị sốc nhiệt nếu tập thể dục và cao tới 65% ở những người mắc bệnh không do tập thể dục.L.jpg src=/Lib/Plugins/Lazy
Load/lazy-bg.png>Sốc nhiệt là gì và các loại sốc nhiệt Sốc nhiệt nóng Sốc nhiệt (hay còn gọi là sốc nhiệt nóng) là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C và kèm theo rối loạn chức năng thần kinh (rối loạn ý thức, hôn mê, co giật). Sốc nhiệt xảy ra do nhiệt độ bên ngoài cao hoặc do gắng sức. Các yếu tố rủi ro bao gồm sóng nhiệt, độ ẩm cao, một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta hoặc rượu, bệnh tim và rối loạn da. Các trường hợp không liên quan đến gắng sức thể chất thường xảy ra ở những người ở độ tuổi cực đoan hoặc có vấn đề sức khỏe lâu dài. Sốc nhiệt nóng là một loại bệnh tăng thân nhiệt. Nó khác với sốt, ở đó có sự gia tăng sinh lý ở điểm đặt nhiệt độ. Sốc nhiệt lạnh Nhiệt độ giảm đột ngột sẽ làm cho chúng ta phải tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, khiến sức đề kháng suy giảm. Với những người nhạy cảm, sức đề kháng yếu, nguy cơ gặp sốc nhiệt lạnh là rất cao. Triệu chứng sốc nhiệt lạnh thường là dị ứng thời tiết, liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên gây méo miệng, liệt mặt, đột quỵ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng và sức khỏe … Bởi vậy, việc đề phòng nguy cơ sốc nhiệt lạnh là điều vô cùng cần thiết. Sốc nhiệt máy lạnh Do nhu cầu làm mát cao nên nhiều nơi luôn để nhiệt độ máy lạnh chênh lệch nhiều so với ngoài trời. Để tránh tình trạng sốc nhiệt máy lạnh, lưu ý chỉ nên để nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ thực tế 7 độ C. Sau 8 tiếng sử dụng máy lạnh, cần tắt máy lạnh và mở cửa để không khí lưu thông. Trước khi ra ngoài nên tắt máy lạnh trước 30 phút để cơ thể kịp thích ứng, tránh sốc nhiệt máy lạnh. Sốc nhiệt từ lạnh sang nóng rất thường gặp khi sử dụng điều hòa quá lâu. Ra khỏi xe hơi mở điều hòa vào ngày nắng nóng cũng dễ gây ra sốc nhiệt từ lạnh sang nóng. Nguyên nhân gây ra sốc nhiệt Sốc nhiệt có thể xảy ra do: - Tiếp xúc với môi trường nóng: Có một loại sốc nhiệt xuất hiện khi ở dưới môi trường nắng nóng quá lâu, khiến gia tăng nhiệt độ cơ thể. Kiểu sốc nhiệt này thường xảy ra sau khi tiếp xúc thời tiết nóng ẩm, xuất hiện thường xuyên nhất ở người lớn tuổi và người mắc bệnh mãn tính. - Hoạt động nặng nhọc: Sốc nhiệt do gắng sức là do sự gia tăng nhiệt độ khi cơ thể hoạt động thể chất mạnh trong thời tiết nắng nóng. Bất cứ ai tập thể dục hoặc làm việc trong thời tiết khắc nghiệt cũng có thể bị say nắng, hoặc khi cơ thể không quen với nhiệt độ cao. - Mặc nhiều quần áo: Quá nhiều lớp vải sẽ ngăn mồ hôi bay hơi, khiến cơ thể khó làm mát nhanh chóng. - Uống rượu: Có thể ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể. - Không uống đủ nước: Cơ thể bị mất nước do không bổ sung đủ lượng nước đã mất do đổ mồ hôi.CLc.jpg src=/Lib/Plugins/Lazy
Load/lazy-bg.png>Dấu hiệu nhận biết sốc nhiệt- Nhiệt độ cơ thể tăng cao: Nhiệt độ cơ thể lớn hơn hoặc bằng 40 độ C (104 độ F) là dấu hiệu chính của sốc nhiệt. - Thay đổi trạng thái tâm thần hoặc hành vi: Các tình trạng như lú lẫn, lo lắng, nói lắp, cáu kỉnh, mê sảng, co giật và hôn mê có thể là hậu quả của sốc nhiệt. - Thay đổi bài tiết mồ hôi: Trong trường hợp sốc nhiệt do thời tiết nóng, bạn sẽ cảm thấy da nóng và khô khi chạm vào. Tuy nhiên, trong trường hợp sốc nhiệt do gắng sức, bạn sẽ cảm thấy da ẩm ướt. - Buồn nôn và nôn: Bạn có thể cảm thấy khó chịu ở bụng hoặc nôn. - Da đỏ ửng: Da có thể chuyển thành màu đỏ khi nhiệt độ cơ thể tăng lên. - Thở nhanh: Có nhịp thở nhanh và nông. - Tăng nhịp tim: Mạch có thể tăng đáng kể bởi vì tim hoạt động mạnh nhằm tăng tuần hoàn, giúp làm mát cơ thể. Biến chứng do sốc nhiệt Tình trạng này có thể dẫn tới một số biến chứng trong quá trình hồi sức và nằm viện sau đó. Các biến chứng này có thể là kết quả trực tiếp của các tổn thương liên quan đến nhiệt hoặc bệnh kèm theo, ví dụ rối loạn nước và điện giải và đáp ứng viêm toàn thân kéo dài. - Rối loạn điện giải và chuyển hoá (ví dụ, tăng hoặc giảm kali máu, tăng hoặc giảm natri máu, hạ đường máu, hạ phospho máu, hạ magie máu và hạ canxi máu). - Co giật (có thể thứ phát sau rối loạn điện giải và cần phải điều chỉnh, hạ đường huyết, tổn thương não, áp lực tưới máu não không thích hợp, hoặc nguyên nhân khác). Vì vậy, trong khi đang tìm nguyên nhân, cần bắt đầu điều trị ngay bằng thuốc an thần. - Mê sảng kích thích (thường thoáng qua và là hậu quả của tăng thân nhiệt, nhưng có thể thứ phát do hạ đường máu, áp lực tưới máu não không thích hợp, tổn thương não, hoặc nguyên nhân khác). Có thể điều trị bằng thuốc an thần tác dụng ngắn. - Suy hô hấp, hội chứng suy hô hấp cấp. - Tiêu cơ vân. - Tổn thương thận cấp (thường đi kèm với tiêu cơ vân). Cần xem xét lọc thận càng sớm càng tốt nếu thấy nguy cơ. - Tổn thương gan. - Đông máu nội mạch rải rác (DIC). - Xuất huyết tiêu hoá và tổn thương ruột do thiếu máu. - Tổn thương cơ tim, rối loạn nhịp tim (nhìn chung hồi phục nếu nhanh chóng làm mát, bù dịch và điều chỉnh rối loạn điện giải). Xử trí khi sốc nhiệt Khi bạn bắt gặp một người bị sốc nhiệt, hãy tìm sự trợ giúp ngay lập tức. Cố gắng làm mát nạn nhân trong khi chờ xe cấp cứu tới: - Đưa người bệnh vào bóng râm hoặc trong nhà. - Cởi bỏ quần áo dư thừa. - Làm mát người bằng bất cứ phương tiện nào có sẵn – phun nước, ngâm nước, thấm nước vào bọt biển, đặc túi nước đá, khăn lạnh vào đầu, cổ, nách, háng người bệnh. - Tiến hành hồi sinh tim phổi (CPR) nếu người bệnh mất ý thức và không thấy có dấu hiệu tuần hoàn như tự thở, ho và cử động. Khi cảm thấy cơ thể có dấu hiệu sốc nhiệt, bạn nên làm những việc sau: - Nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát: Vào nơi có điều hòa là tốt nhất. Nếu điều kiện không cho phép, hãy tìm một nơi râm mát hoặc ngồi trước quạt. Nằm ngửa, hai chân nâng cao hơn so với nhịp tim. - Uống nước mát: Uống nước lọc hoặc thức uống thể thao. Không uống bất kì đồ có cồn nào, có thể gây mất nước cho cơ thể. - Thử các biện pháp làm mát: Nếu có thể, hãy tắm nước mát, ngâm mình trong nước hoặc đắp khăn ngâm nước trên da. Nếu đang ở ngoài trời và không có nơi để nghỉ ngơi, có thể ngâm mình trong ao hoặc suối mát. - Nới lỏng quần áo: Cởi bỏ bất kì quần áo không cần thiết, đảm bảo quần áo nhẹ nhất có thể và không bó sát vào người.Load/lazy-bg.png>Phòng ngừa tình trạng sốc nhiệt - Hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang… chống nóng. - Hạn chế làm việc quá sức trong môi trường nóng ẩm trong thời gian dài. - Uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh, nước trái cây,… Tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng. - Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp, không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người. - Nên tranh thủ tập thể dục vào những thời điểm mà nhiệt độ môi trường ít nóng nhất. - Mặc đồ thoáng và nhẹ, và tránh mặc quá nhiều lớp áo.Theo internet