Điều hòa không chỉ là thiết bị quen thuộc giúp xua tan cái nóng mùa hè, mà hiện nay còn rất phổ biến vào mùa đông nhờ khả năng làm ấm của loại điều hòa 2 chiều. Tuy nhiên làm thế nào để chọn được một chiếc điều hòa 2 chiều chất lượng và phù hợp với gia đình là vấn đề mà nhiều người còn đang thắc mắc. Tham khảo ngay những gợi ý sau đây của Nguyễn Kim để có cái nhìn đúng đắn khi chọn mua thiết bị này nhé!
Điều hòa 2 chiều là gì? Cấu tạo của điều hòa 2 chiều
Nếu máy lạnh thông thường chỉ có thể làm mát vào mùa hè, thì dòng điều hòa 2 chiều với những cải tiến vượt bậc sẽ có khả năng vừa tạo gió mát vừa sưởi ấm hiệu quả. Công năng làm ấm của thiết bị sẽ làm căn phòng ấm áp bằng cách giữ không khí trong phòng luôn ở mức nhiệt độ trung bình từ 25 - 28 độ C.
Bạn đang xem: Điều hòa nóng và lạnh
Vừa làm mát mùa hè, vừa sưởi ấm mùa đông là điều điều hòa 2 chiều mang lại cho bạn
Điều hòa 2 chiều cũng có hai loại: thông thường và Inverter. Nếu bạn có kế hoạch sử dụng trong thời gian dài, thì loại máy lạnh Inverter sẽ giúp bạn tiết kiệm điện năng hiệu quả hơn.
Tương tự như máy lạnh 1 chiều, điều hòa 2 chiều cũng được trang bị nhiều chức năng khác nhau như kháng khuẩn, khử mùi giúp làm sạch không khí, hẹn giờ tắt/mở, chế độ ngủ đêm thông minh. Đặc biệt dòng điều hòa 2 chiều vận hành rất êm và bền bỉ, tuổi thọ của máy cũng cao hơn so với các loại thông thường.
Xét về cấu tạo của điều hòa 2 chiều, cũng tương tự như điều hòa 1 chiều. Tuy nhiên, điều hòa 2 chiều được trang bị thêm van đảo chiều, với tác dụng đổi chiều làm lạnh của thiết bị. Van đảo chiều này là loại van điện tử 4 cửa: 1 cửa vào và 3 cửa đảo chiều.
Cụ thể hơn, điều hòa sẽ bao gồm các thành phần: cục nóng, cục lạnh, quạt dàn lạnh/dàn nóng, block, ống dẫn gas, gas, bảng điều khiển,...
Nguyên lý hoạt động của điều hòa 2 chiều
Về cơ bản, nguyên lý làm nóng và nguyên lý làm lạnh trên điều hòa 2 chiều là như nhau. Bạn có thể hiểu là, không khí ấm sẽ gián tiếp qua dàn trao đổi nhiệt và tỏa đều trong phòng chứ không thổi trực tiếp vào người. Điều này giúp toàn bộ căn phòng đều được sưởi ấm, có lợi cho các gia đình có người già và trẻ nhỏ, giúp tránh được hiện tượng thay đổi nhiệt độ đột ngột ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hệ hô hấp. Đối với những người có tiền sử bị mắc những căn bệnh như hen suyễn, phế quản, điều hòa 2 chiều chắc hẳn là một lựa chọn rất ưng ý đấy!
Không khí nóng từ máy lạnh 2 chiều sẽ được lan tỏa khắp mọi ngóc ngách trong phòng thay vì thổi trực tiếp vào người dùng
Vì điều hòa 2 chiều hoạt động với cơ chế sưởi ấm gián tiếp nên sẽ không gây ra các vấn đề như thiếu oxy, khô da ở người dùng. Khả năng có sự cố cháy, bỏng là hoàn toàn không có. Vậy là khi sử dụng thiết bị này, bạn hoàn toàn không phải lo lắng về vấn đề làn da bị khô ráp hay có cảm giác ngộp thở khi ngồi máy lạnh nữa nhé!
Với khả năng hoạt động 2 chiều, điều hòa loại này sẽ mang đến lợi ích tối ưu cho người sử dụng. Tuy nhiên, nếu sử dụng trong thời gian dài và liên tục, bạn cần chú trọng tới việc bảo dưỡng điều hòa 2 chiều thường xuyên theo định kỳ ít nhất 4 - 6 tháng 1 lần để đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả và tiết kiệm.
Ưu - Nhược điểm của máy điều hòa 2 chiều
Ưu điểm của điều hòa 2 chiều
Điều hòa 2 chiều có tốt không? Dưới đây là một số ưu điểm của máy điều hòa 2 chiều mà bạn có thể cân nhắc:
Giúp tiết kiệm điện: Sử dụng máy điều hòa 2 chiều thường sẽ tiết kiệm điện năng hơn so với việc sử dụng 2 loại máy lạnh & máy sưởi riêng biệt. Giúp cuộc sống trở nên tiện lợi: Với thiết bị này, bạn không cần thiết phải bật máy lạnh khi nóng và máy sưởi khi lạnh nữa, chỉ cần ngồi và điều khiển một loại máy duy nhất để phục vụ nhu cầu của bản thân. Sở hữu thiết kế hiện đại và tiện ích: Hiện nay, các sản phẩm điều hòa 2 chiều đa số đều có thiết kế hiện đại, sang trọng và được tích hợp nhiều tính năng hiện đại như hẹn giờ, tự động cảm biến nhiệt độ,...Nhược điểm của điều hòa 2 chiều
Bên cạnh những sự tiện ích mà điều hòa 2 chiều mang lại, thiết bị này cũng có một số nhược điểm:
Phải tốn mức chi phí ban đầu cao hơn: Các loại máy điều hòa 2 chiều thường tốn chi phí mua và lắp đặt ban đầu cao hơn các loại máy điều hòa đơn chiều khác. Chế độ sưởi ấm của điều hòa 2 chiều có thể khiến da bị khô: Có một số đời máy điều hòa hai chiều có thể khiến cho da bạn bị khô. Vì vậy, khi mua bạn cần cân nhắc tìm các loại máy chính hãng, cũng như có tích hợp các tính năng duy trì độ ẩm hoặc có màng lọc nano. Khả năng gây tiếng ồn: Một số loại máy có thể gây ra tiếng ồn khi hoạt động, đặc biệt là khi quạt của máy hoạt động ở tốc độ cao. Cần không gian lắp đặt: Do có cả 2 bộ phận làm mát và làm nóng, nên điều hòa 2 chiều có thể cần không gian lắp đặt lớn hơn so với những thiết bị khác, đặc biệt là trong những không gian nhỏ hẹp.Mua điều hòa 2 chiều loại nào tốt?
Để tránh mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng, khi lựa chọn mua điều hòa 2 chiều, bạn cần lưu ý và cân nhắc kỹ lưỡng về những yếu tố quan trọng như sau:
- Tiết kiệm điện: Máy lạnh Inverter sẽ là lựa chọn thích hợp nếu nhà bạn có ý định sử dụng lâu dài. Tiết kiệm điện năng trên máy lạnh giúp chi phí sinh hoạt được giảm bớt cũng như tăng tuổi thọ hoạt động của máy. Hệ thống máy nén Inverter thực sự rất có ích đối với sản phẩm và cả khách hàng, đó là lý do vì sao mà hầu hết những thiết bị điện lạnh hiện nay đều được các hãng sản xuất tích hợp sẵn tính năng Inverter vượt trội. Nếu bạn không muốn “xót ví” vì tiền điện vào cuối tháng, hãy chọn mua điều hòa 2 chiều được tích hợp Inverter tiết kiệm năng lượng nhé!
- Công suất hoạt động: Công suất làm mát của điều hòa 2 chiều được tính bằng BTU/giờ. Con số này càng cao thì máy lạnh sẽ hoạt động càng mạnh. Bạn cần căn cứ vào diện tích phòng để lựa chọn loại máy lạnh công suất phù hợp, tránh trường hợp chọn một chiếc máy lạnh có công suất quá nhỏ cho một căn phòng quá lớn hoặc ngược lại nhé!
- Độ ồn: Thông số độ ồn của điều hòa 2 chiều sẽ được ghi trong sách hướng dẫn đi kèm. Tỷ lệ tiếng ồn thấp thì máy lạnh chạy càng êm. Độ ồn của thiết bị khi vận hành là một trong những điều bạn cần cân nhắc thật kỹ, vì tiếng ồn lớn, liên tục sẽ khiến cho bạn khó chịu và ít nhiều gây phiền toái đến những hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn của gia đình.
Để máy lạnh hoạt động ổn định và bình thường, bạn cần lưu ý đến khoảng cách giữa dàn nóng và dàn lạnh của máy. Vậy khoảng cách thế nào là phù hợp giữa 2 thiết bị để đảm bảo máy hoạt động tốt? Mời bạn cùng Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn tìm hiểu qua thông tin bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về khoảng cách giữa dàn nóng và dàn lạnh
Dàn nóng và dàn lạnh là 2 bộ phận quan trọng của điều hòa. Dưới đây là thông tin về chức năng cơ bản của từng bộ phận, mời bạn tham khảo:
- Dàn lạnh điều hòa: Có chức năng mang luồng khí lạnh được tạo ra ở dàn nóng đến không gian sống của bạn. Dàn lạnh có cấu tạo khá đơn giản và thường được đặt trong phòng.
Dàn lạnh điều hòa
- Dàn nóng điều hòa: Có chức năng tản nhiệt ra môi trường, sản sinh hơi lạnh và đưa hơi lạnh vào dàn lạnh. Dàn nóng có cấu tạo phức tạp hơn, thường được đặt ngoài trời, vị trí thoáng mát và được che chắn cẩn thận.
Xem thêm: Có Cần Hút Chân Không Khi Lắp Điều Hòa, Hút Chân Không Máy Lạnh Khi Lắp Đặt Là Gì
Dàn nóng điều hòa
2. Chênh lệch độ cao giữa dàn nóng và dàn lạnh điều hòa
2.1. Khoảng cách độ cao lý tưởng
Chênh lệch độ cao giữa dàn nóng và dàn lạnh càng lớn, đòi hỏi máy nén phải hoạt động liên tục dẫn đến tình trạng quá tải, gây ảnh hưởng đến tuổi thọ cho máy. Do vậy, độ cao giữa dàn nóng và dàn lạnh cách nhau càng ít càng tốt, lý tưởng là khoảng 0.5m. Khi lắp đặt bạn cần chú ý, khoảng cách tốt giữa 2 dàn nên là 3-7m.
2.2. Khoảng cách độ cao tối đa
Dàn nóng và dàn lạnh nên cách nhau tối đa là 15m. Khi lắp đặt cần lưu ý nên đặt dàn lạnh cao hơn dàn nóng để tránh tình trạng khí gas bị bay hơi và chảy ngược phần dầu vào trong dàn lạnh, ảnh hưởng đến khả năng làm mát của máy.
Nếu buộc phải đặt dàn nóng đặt dàn nóng cao hơn dàn lạnh, bạn có thể tham khảo một số cách khắc phục sau đây:
- Lắp thêm hệ thống bẫy dầu để tránh tình trạng dàn nóng bị thiếu dầu.
- Uốn ống dẫn dầu thành hình chữ U để giữ và ngăn cho phần dầu không chảy ngược vào đến dàn lạnh.
Hệ thống bẫy dầu điều hòa
2.3. Khoảng cách độ cao tối thiểu
Nếu đường ống đồng nối giữa dàn nóng và dàn lạnh quá ngắn, môi chất lạnh không có đủ thời gian để chuyển từ thể lỏng sang thể khí. Tuy nhiên, máy nén chỉ hút được môi chất lạnh ở dạng khí, nếu hút phải môi chất ở dạng lỏng vào trong dễ làm máy bị hỏng. Do vậy, khoảng cách tối thiểu giữa dàn nóng và dàn lạnh của điều hòa cần là 3m.
3. Một số lưu ý khi lắp đặt điều hòa
Bên cạnh khoảng cách giữa dàn nóng và dàn lạnh, trong quá trình lắp đặt bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
Vị trí đặt dàn lạnh:
- Cần chú ý vị trí lắp đặt của dàn lạnh để đảm bảo hơi lạnh được lan tỏa đồng đều, việc tiến hành vệ sinh định kỳ nhờ vậy cũng được diễn ra thuận tiện hơn.
- Đặt dàn lạnh cách xa nguồn nhiệt hay khu vực có nhiệt độ tương đối cao.
Đặt dàn lạnh ở vị trí đảm bảo hơi lạnh lan tỏa đồng đều
Vị trí đặt dàn nóng:
- Dàn nóng cần được đặt ở vị trí thoáng mát, được che chắn cẩn thận, tránh ánh nắng trực tiếp và bụi bẩn tiếp xúc ảnh hưởng đến hoạt động của máy.
- Hạn chế đặt dàn nóng ở nơi có nhiều người qua lại, không đặt trực tiếp dàn nóng xuống đất.
Không nên đặt trực tiếp dàn nóng xuống đất
Bài viết trên đưa ra các thông tin về khoảng cách độ cao lý tưởng giữa dàn nóng và dàn lạnh. Hy vọng qua thông tin bài viết trên, bạn có hiểu rõ hơn vị trí đặt của dàn nóng và dàn lạnh để máy hoạt động được ổn định, hạn chế những hư hỏng không đáng có.
Tham khảo thêm các dòng máy lạnh đang bán chạy tại Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn: